Hướng dẫn lựa chọn biến tần hòa lưới cho công trình điện mặt trời
Có thể nói biến tần hòa lưới điện mặt trời có vai trò quan trọng, tựa như trái tim của hệ thống điện mặt trời. Nó có chức năng chuyển đổi dòng điện một chiều DC thành dòng điện xoay chiều AC để cung cấp điện cho tải tiêu thụ điện, đồng thời có chức năng giám sát và bảo đảm an toàn cho hệ thống điện mặt trời. Do đó đòi hỏi inverter phải làm việc với hiệu quả cao, đặc biệt là khoảng thời gian cao điểm. Để lựa chọn được một biến tần hòa lưới phù hợp với dự án điện mặt trời, ta có thể lưu ý những điểm quan trọng sau đây:
Công suất biến tần
Inverter hòa lưới được hỗ trợ nhiều MPPT giúp thuận tiện hơn trong việc lắp đặt tấm pin, chia nhỏ dãy pin,...
Khi lựa chọn biến tần, ta nên ưu tiên chọn các loại biến tần có trọng lượng nhẹ, dễ dàng lắp đặt và tháo dỡ. Lưu ý chỉ số IP của biến tần cần tương đương với vị trí lắp đặt ngoài trời không che, ngoài trời có che và trong nhà.
Với điều kiện khí hậu nóng ẩm và nền nhiệt độ mùa hè cao như ở nước ta, ta nên lựa chọn các mẫu biến tần có thể chịu được nhiệt độ cao, tuổi thọ cao và tính an toàn cao. Ngoài ra có thể cân nhắc thêm biến tần tích hợp hệ thống làm mát bằng quạt.
Vấn đề lắp đặt bến tần
Giới hạn làm việc của biến tần
Khả năng kết nối và giám sát từ xa
Người dùng có thể theo dõi, giám sát hệ thống làm việc từ xa nhờ các phần mềm của riêng mỗi hãng biến tần. Nó cho phép báo cáo sản lượng điện theo ngày/tuần/tháng/năm. Đồng thời điều chỉnh, cảnh báo và khắc phục lỗi cơ bản từ xa.
Số lượng MPPT được hỗ trợ
Dải điện áp của biến tần càng rộng thì càng cho phép lắp đặt được nhiều tấm pin hơn. Do đó tăng khả năng nâng cấp và mở rộng hệ thống sau này. Giới hạn dưới của inverter càng nhỏ thì càng phát điện tốt vào sáng sớm và chiều muộn.
Chọn inverter có hiệu suất càng cao thì hao hụt chuyển đổi điện một chiều và xoay chiều càng thấp, đồng nghĩa với công suất thực tế cũng cao hơn. Thông thường các inverter 1 pha sẽ có hiệu suất 96%, trong khi inverter 3 pha sẽ có hiệu suất từ 98%.
Dải điện áp của biến tần